HyperLink HyperLink

0259.3922505

Tuyển sinh : 0259.3922505

Văn Phòng : 0259.3920167

Hỗ trợ trực tuyến : 0259.3922505

Giờ làm việc: 7h30-16h30

HyperLink
HyperLink
HyperLink
HyperLink
HyperLink
HyperLink
Quan hệ

Giới Thiệu --> Lịch Sử Hình Thành

 

I. Thông tin chung về Trường Trung cấp Y tế xin thành lập

1. Tên trường: TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TỈNH NINH THUẬN

2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có):

3. Địa chỉ trụ sở chính của Trường: 

             Phường Văn Hải, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

        4.  Điện thoại : 0683.920167, 0683.920798                          Fax: 0683.920798           

                                                 

5. Cơ quan quản lý trực tiếp: Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận

6. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Trường:

* Vị trí, chức năng:

1. Trường Trung cấp Y tế tỉnh Ninh Thuận là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế về toàn bộ hoạt động của Trường; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh, Vụ Khoa học - Đào tạo thuộc Bộ Y tế. Trường Trung cấp Y tế tỉnh có mối quan hệ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các địa phương trong tỉnh để thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế.

2. Trường Trung cấp Y tế tỉnh Ninh Thuận có chức năng:

  - Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế từ sơ cấp đến trung cấp;

- Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn;

- Tham mưu xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của ngành Y tế và đào tạo sau đại học.

3. Trường Trung cấp Y tế tỉnh Ninh Thuận là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.

* Nhiệm vụ:

1. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý người học và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

2. Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của các ngành đào tạo trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng nhà trường thành lập.

3. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đãi ngộ cán bộ, viên chức.

5. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục.

6. Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế; vay tín dụng; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

7. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá.

8. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

9. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân, trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.

10. Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng và việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, bổ sung nguồn lực cho nhà trường.

11. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học của nước ngoài theo quy định.

12. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

II. Tổ chức bộ máy quản lý nhà trường

1. Mô hình tổ chức bộ máy:

a.     Ban Giám hiệu có:

-         Hiệu trưởng

-         Các Phó Hiệu trưởng

b.     Các phòng chức năng và các bộ môn:

-         Phòng Đào tạo

-         Phòng Tổ chức - Hành chính

-         Phòng Tài chính - Kế toán

-         Bộ môn khoa học cơ bản (Chính trị, Pháp luật, Quân sự, TDTT, Ngoại ngữ, Tin học)

-         Bộ môn Điều dưỡng

-         Bộ môn Sức khỏe sinh sản

-         Bộ môn Lâm sàng (Giải phẩu, Sinh lý, Nội, Nhi, Ngoại khoa)

-         Bộ môn Y tế công cộng (VSPD, Truyền nhiễm, Tổ chức Y tế)

-         Bộ môn Dược - YHCT.

c.      Các lớp học sinh

d.     Các Hội đồng trường

e.      Các cơ sở phục vụ đào tạo.

2. Chức năng nhiệm vụ chính của Ban giám hiệu và các khoa, phòng, bộ môn.

- Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý toàn diện nhà trường.

- Phó Hiệu trưởng: Là những người giúp Hiệu trưởng trong công tác quản lý, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được phân công hay ủy quyền.

- Phòng Đào tạo: Có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng trong công tác quản lý chuyên môn về đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường, từ khâu xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng kế hoạch, chương trình và giáo trình môn học đến việc tổ chức thực hiện và công tác giáo vụ. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các công tác giáo dục, quản lý và giúp đỡ học sinh trong việc tự học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, học sinh nội trú, …

- Phòng Tổ chức - Hành chính: Giúp Hiệu trưởng trong công tác hành chính, tổng hợp, văn thư, lưu trữ, đối ngoại; trong việc tổ chức quản lý giáo viên và viên chức. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, mua sắm vật tư trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường và các hoạt động sản xuất, dịch vụ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh, y tế, …

- Phòng Tài chính - Kế toán: Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý tài chính kế toán, lập kế hoạch thu chi, quyết toán theo đúng chế độ của Nhà nước. Tổ chức kiểm tra chi tiêu, kiểm tra sử dụng vật tư tài sản và kiểm kê.

- Các bộ môn: Có trách nhiệm tổ chức quá trình đào tạo, giảng dạy học tập và các hoạt động giáo dục theo chương trình, kế hoạch của trường, quản lý cán bộ viên chức của mình và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

- Hội đồng trường: Được thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởng việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Trường.

- Các cơ sở thực hành, thực tập của Trường: phòng thực tập tại trường, bệnh viện thực hành, các cơ sở khám chữa bệnh, đơn vị y tế dự phòng, trạm y tế, các công ty dược, hiệu thuốc, vv…

3. Quy mô đào tạo:

* Lưu lượng học sinh: Từ 200 - 300 học sinh hàng năm; bao gồm hệ chính quy và tại chức; đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn ngày và các lớp tập huấn do Sở Y tế giao.

* Ký túc xá nội trú cho học sinh: 150 học sinh ở nội trú.

4.  Nguồn và đối tượng đào tạo:

- Học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở lớp 9/12, phổ thông trung học 12/12.

- Tuyển con em trong các thành phần kinh tế, dân tộc thiểu số, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự v.v…

- Viên chức trong ngành y tế có trình độ sơ cấp học lên trung cấp .

- Nhân viên Y tế thôn .

Sơ đồ bộ máy tổ chức:

  

 

III. Mục tiêu đào tạo của Trường :

1. Mục tiêu chung:  Đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp và các trình độ thấp hơn (y tá, dược tá, nữ hộ sinh sơ cấp, điều dưỡng sơ cấp, …) có kiến thức, có thái độ đúng đắn và các kỹ năng thực hành tốt nhất, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao tại cộng đồng dân cư.

2. Mục tiêu cụ thể: Tên ngành nghề, thời gian đào tạo, quy mô đào tạo

 

STT

Trình độ đào tạo

và tên nghề

Thời gian

đào tạo

Số lượng ra trường đến 2015

Dự kiến tuyển sinh đến năm 2015

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

2

3

4

6

7

8

9

10

11

1

Điều dưỡng Trung cấp

2 năm

400

50

50

50

50

100

100

2

Y sỹ đa khoa định hướng chuyên khoa

2 năm

350

50

50

50

50

50

100

3

Nữ hộ sinh trung cấp

2 năm

140

 

30

40

30

 

40

4

Kỹ thuật y tế trung cấp

2 năm

150

 

30

30

30

30

30

5

Dược sỹ trung cấp

2 năm

105

30

 

45

 

30

 

6

Y sỹ Y học cổ truyền

2 năm

150

40

40

 

40

 

30

7

Hộ lý

6 tháng

155

30

 

35

50

40

 

TỔNG CỘNG

1450

200

200

250

250

250

300

 

IV. Các điều kiện đảm bảo cho Trường hoạt động:

1. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

1.1. Cơ sở hạ tầng:

Địa điểm trụ sở chính của Trường: Phường Văn Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, diện tích: 33.813 m2 (Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 10/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận).

- Quy mô tính toán xây dựng:

Phải đáp ứng được các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Diện tích các giảng đường, các phòng thực tập; vệ sinh môi trường, cây xanh trong khuôn viên của Trường. Có câu lạc bộ, thư viện, khu thể dục thể thao, giải trí sau giờ học, cụ thể như sau:

a. Khu hành chính văn phòng:

* Tính theo số nhân sự (lấy 45 nhân sự)

- Xây dựng nhà cấp IIIA (02 lầu 01 trệt)

b. Các giảng đường:

* Tính theo số tuyển sinh hàng năm cao nhất 300 học sinh. Mỗi khóa học 2 năm.

           300hs x 2 năm = 600 học sinh

* Quy mô tính toán cho 600 học sinh

- Xây dựng nhà cấp IIIA (01 trệt 02 lầu), mỗi giảng đường đủ cho 50 học sinh và 01 giảng đường lớn 200 chỗ ngồi.

c. Các phòng thực hành thí nghiệm:

- Xây dựng nhà cấp IIIA (01 trệt 02 lầu)

d. Khu ký túc xá và bếp ăn tập thể:

* Khu ký túc xá: Tính cho 150 học sinh nội trú:

- Xây dựng nhà cấp IIIA (01 trệt 01 lầu)

  * Khu nhà ăn tập thể: tính cho 300 học sinh ăn ca:

            - Xây dựng nhà cấp IVA

đ. Khu nhà để xe của cán bộ viên chức và học sinh:

-  Xây dựng nhà cấp IVA

- Diện tích đất thu hồi để sử dụng: 33.747 m2 (3,3747 Ha) hiện nay đã được tỉnh cấp.

a. Có 15 phòng học gồm: 50 chỗ ngồi + công trình phụ có diện tích sử dụng là 1.365,5 m2.

b. Một giảng đường lớn (khối hội trường) có:  200 chỗ ngồi + công trình phụ có diện tích sử dụng là 320,5 m2 .

c. Phòng thực hành, thí nghiệm (phòng lap, phòng học vi tính, phòng giải phẩu sinh lý, …) có diện tích sử dụng là 694,7 m2.

d. Thư viện (phòng tra cứu thông tin, phòng đọc, phòng cho mượn sách, kho sách…) có diện tích sử dụng là 417,8 m2 .

đ. Ký túc xá: đủ cho 150 học sinh nội trú có diện tích 1.587,6 m2 .

e. Nhà ăn + bếp nấu ăn: có diện tích sử dụng là 316,8 m2.

g. Khu Hành chính văn phòng của Trường: đủ các phòng làm việc và phòng họp cho 45 cán bộ, viên chức, có diện tích là 694,7 m2 .

h. Nhà để xe (học sinh, công nhân viên): có diện tích sử dụng là 230 m2.

i. Nhà bảo vệ: có diện tích sử dụng là 9,6 m2

k. Các công trình phụ trợ khác (bao gồm sân vườn, sân thể dục thể thao, …):

        Sân thể dục thể thao (sân đất tập đa môn) có diện tích 1.404 m2

         Sân vườn (kết hợp với đổ beton và trồng cây xanh) có diện tích là 4.525 m2

- Theo tiêu chuẩn Việt  Nam 4602 : 1988. Trường trung học chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn thiết kế.

1.2. Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề:    

-         Danh mục trang thiết bị dùng cho bộ môn điều dưỡng.

-         Danh mục tranh giải phẩu, vi sinh, ký sinh trùng và các tiêu bản.

-         Danh mục trang thiết bị dùng cho các phòng thực hành: hóa phân tích-kiểm nghiệm, hóa dược - dược lý, thực vật - dược liệu, bào chế, giải phẩu, điều dưỡng, hộ sinh.

-         Danh mục trang thiết bị văn phòng, lớp học, thư viện, hội trường, ký túc xá, nhà ăn và thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

2. Đội ngũ cán bộ và giáo viên cần có của Trường:

Lưu lượng thường xuyên có mặt làm việc trong nhà trường là khoảng 40 người, trong đó:

2.1. Cán bộ trong biên chế Nhà trường:  35 người

Ban Giám hiệu:             03 người

Các phòng chức năng: 14 người

-         Phòng Đào tạo:                         06 người

(Trong đó Bộ phận Công tác học sinh: 02 người)

-         Phòng Tổ chức - Hành chính:   05 người

-         Phòng Tài chính - Kế toán:       03 người

Các bộ môn:            18 người

-         Bộ môn khoa học cơ bản (Chính trị, Pháp luật, Quân sự, TDTT, Ngoại ngữ, Tin học): 03 người

-         Bộ môn Điều dưỡng:  03 người

-         Bộ môn Sức khoẻ sinh sản: 03 người

-         Bộ môn Y học cơ sở lâm sàng (Giải phẩu, Sinh lý, Nội, Nhi, Ngoại khoa): 03 người

-         Bộ môn Y tế cộng đồng (Vệ sinh phòng dịch, Truyền nhiễm, Tổ chức Y tế): 03 người

-         Bộ môn Dược - YHCT: 03 người

2.2. Cán bộ không thuộc biên chế nhà trường: Thường xuyên có mặt khoảng 20 người (đội ngũ giáo viên thỉnh giảng).

3. Chương trình, giáo trình giảng dạy:

- Chương trình đào tạo Điều dưỡng Trung cấp

- Chương trình đào tạo Y sỹ Đa khoa

- Chương trình đào tạo Y sỹ Đông Y

- Chương trình đào tạo Dược sỹ Trung cấp

- Chương trình đào tạo Nữ hộ sinh Trung cấp

- Chương trình đào tạo Kỹ thuật viên Trung cấp

- Các chương trình đào tạo lại, cập nhật, nâng cao cho cán bộ y tế, đào tạo nhân viên y tế thôn, hộ lý, vv…

 

 

Khánh thành Trường Trung cấp Y tế tỉnh Ninh Thuận

(NTO) Ngày 6-6-2013, Sở Y tế tổ chức Lễ khánh thành Trường Trung cấp Y tế. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phan Đình Hòa, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lưu Xuân Vĩnh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Võ Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị trong và ngoài tỉnh.

 
 
Đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và các đồng chí
trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy tham dự buổi lễ.
 
 
Đồng chí Võ Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ.

Công trình Trường Trung cấp Y tế được xây dựng trên diện tích 33.813m2, gồm các hạng mục: khối giảng đường, khối hiệu bộ, khối phục vụ học tập, thư viện, hội trường, nhà ăn, khối giáo viên lưu trú, học sinh nội trú... với tổng vốn đầu tư trên 34 tỷ đồng.

Phát biểu tại lễ khánh thành, đồng chí Võ Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, thi công; Sở Y tế, Trường Trung cấp Y tế và học viên nhà trường nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang-thiết bị được đầu tư, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế tỉnh nhà.

Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã tặng hoa chúc mừng tập thể lãnh đạo Trường Trung cấp Y tế tỉnh.

 
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cắt băng khánh thành Trường Trung cấp Y tế tỉnh.
 
 
Đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa lãnh đạo
Trường Trung cấp Y tế tỉnh.
 
 
Đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh
tham quan cơ sở vật chất Trường Trung cấp Y tế tỉnh.
 

 

 
Video
Liên kết
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ NINH THUẬN

ĐỊA CHỈ: KHU PHỐ 10, P.Văn Sơn, TP.PR-TC, NINH THUẬN

ĐIỆN THOẠI: 0259.3920167 - 920798 Fax: 0259.3920798

Website:http://tcytninhthuan.edu.vn

Phòng Đào tạo
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng Tài chính Kế Toán
Khoa học cơ bản
Điều dưỡng
Sức khỏe sinh sản
Lâm sàng
Y tế Cộng đồng
Dược - YHCT
Các Quy Định
Lịch Thi
Điểm Thi
Học lại học phần
Tài liệu
Địa chỉ Email liên hệ
@ Copyright 2018: Bản quyền thuộc về Trường Trung Cấp Y Tế Ninh Thuận  http://tcytninhthuan.edu.vn  Designed by  Ninh Thuan Software